Đừng Bao Giờ Quên: ” 8 Nguyên Tắc Vàng Để Có Thận Khỏe”

1. Thận khỏe khi cơ thể luôn cân đối và năng động

 Cơ thể cân đối giúp huyết áp luôn ổn định, do đó bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
 “Vận động vì sức khỏe của thận” là một cuộc diễu hành tập thể được tổ chức thường niên trên toàn thế giới  nhằm tuyên truyền lợi ích của việc vận động đối với thận. Nhiều người nổi tiếng, các chuyên gia, các chính trị gia, người dân …tham gia vào sự kiện này, cùng nhau di chuyển trên cùng một cung đường bằng cách đi bộ, chạy, đạp xe. Nếu bạn chưa tham gia thì hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để cơ thể trở nên năng động và giúp cho thận luôn khỏe mạnh.

2. Thận khỏe khi lượng đường trong máu luôn ở mức cho phép

Một nửa số người bị tiểu đường bị tổn thương thận. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường phải đi xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra chức năng thận. Thận tổn thương do bệnh tiểu đường có thể được giảm bớt hoặc ngăn chặn nếu phát hiện sớm. Do đó, kiểm soát lượng đường trong máu với sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc dược sĩ là điều vô cùng quan trọng.

3. Theo dõi huyết áp thường xuyên

Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, song ít người biết rằng huyết áp cao cũng là nguyên nhân chính làm tổn thương thận.

Kiểm tra định kỳ để đảm bảo huyết áp luôn ở trong “chế độ” kiểm soát của bạn
Mức huyết áp bình thường là 120/80. Nếu huyết áp của bạn ở mức 139/89, bạn đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp. Bạn nên áp dụng lối sống lành mạnh và thay đổi chế độ ăn uống. Nếu huyết áp của bạn ở mức 140/90 trở lên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về những rủi ro sẽ đến với bạn và kiểm soát huyết áp thường xuyên. Huyết áp cao có khả năng gây tổn thương thận đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố khác như tiểu đường, cholesterol cao và bệnh tim mạch.

4. Thận Khỏe là khi ăn uống lành mạnh và kiểm tra trọng lượng thường xuyên

 Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và các bệnh khác liên quan tới bệnh thận mãn tính.
 Bạn nên giảm lượng muối trong thức ăn và đồ uống. Lượng Natri khuyến cáo đủ cho một người là 5-6 gam muối mỗi ngày (khoảng một muỗng cà phê). Bạn có thể dễ dàng kiểm soát lượng muối ăn nếu bạn tự chuẩn bị đồ ăn cho mình với nguyên liệu tươi.

 5. Duy trì đủ lượng nước đầu vào để Thận luôn khỏe

Theo kikinh nghiệm từ lâu đã cho thấy cơ thể người cần 1,5-2 lít (3-4 cốc) nước mỗi ngày.
Tiêu thụ nhiều nước sẽ giúp thận thải sodium, urê và các độc tố khác ra khỏi cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu ở Úc và Canada, bệnh nhân tiêu thụ đủ 2 lít nước mỗi ngày có nguy cơ hình thành bệnh thận mãn tính thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân tiêu thụ ít nước hơn. Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm đôi chút tùy thuộc vào các yếu tố như thời tiết, giới tính, tình trạng sức khỏe và điều kiện vận động…vv. Những người đã có sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.
Tuy nhiên, uống nước không đúng cách cũng đem lại nguy cơ cho thận của bạn. Do đó, bạn lưu ý không nên uống nước vừa đun sôi, không nên uống nước đun lại nhiều lần, và đặc biệt quy trì đều đặn chế độ uống đủ nước hằng ngày, không uống quá nhiều tránh việc uống nhiều một cách đột ngột gây áp lức đào thải cho Thận.

Đừng nghĩ uống đủ là được vì uống nước không đúng cách cũng có thể gây hại cho cơ thể và Thận của bạn rất nhiều

6. Thận khỏe hơn khi bạn không hút thuốc

 Khói thuốc làm chậm dòng chảy của máu đến thận. Máu đến thận ít sẽ làm suy yếu khả năng hoạt động của chúng. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận tới khoảng 50%.

 7. Không uống các loại thuốc không kê đơn thường xuyên

 Các thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, hạ sốt…có thể gây tổn thương thận nếu dùng thường xuyên. Chỉ nên sử dụng những loại thuốc này trong trường hợp khẩn cấp. Ngay sau khi sử dụng nếu vẫn còn triệu chứng đau, sốt….bạn cần ngay lập tức tới khám bác sỹ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có đơn thuốc phù hợp.

8. Kiểm tra chức năng thận ngay khi xuất hiện các nguy cơ

Ngay khi cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, đau lưng, chóng mặt ù tai, sinh lý yếu…, bạn cần đi kiểm tra ngay chức năng thận. Bệnh thận tiến triển âm thầm và mất thời gian dài nên khó phát hiện. Nếu để tình trạng thận yếu diễn ra lâu mà không có biện pháp tác động thì sẽ dẫn tới bệnh thận mãn tính, thậm chí suy thận và phải lọc máu, chạy thận hoặc thay thận.
Bạn hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc vàng kể trên và nhận thức vị trí quan trọng số 1 của thận trong toàn bộ cơ quan trên cơ thể con người. Thận khỏe là chìa khóa có cơ thể khỏe mạnh và kéo dài cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *